Đối với nhiều hộ gia đình hóa đơn tiền điện luôn ở mức cao là nỗi đau đầu thường trực hàng tháng. Vậy liệu có cách nào có thể giải quyết vấn đề này không ? Dưới đây là 5 cách cơ bản để tiết kiệm điện trong gia đình.
-
Phụ lục bài viết
Sử dụng điều hòa đúng cách
Trong những ngày hè thì việc sử dụng điều hòa là việc cần thiết để tránh cái nóng oi bức. Nhưng điều hòa chính là thứ ngốn nhiều hóa đơn tiền điện nhất của bạn mỗi tháng. Để giảm thiểu điều này thì việc sử dụng điều hòa sao cho hợp lý là rất quan trọng.
Chúng ta không nên để nhiệt độ điều hòa quá chênh lệch với thời tiết bên ngoài như vậy điều hòa sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn dẫn đến láng phí điện năng. Nên tắt điều hòa khi không ở trong phòng hơn một giờ. Nhưng nếu chỉ ra khỏi phòng với thời gian ngắn thì việc tắt điều hòa rồi bật lại sẽ tốn điện hơn vì điều hòa phải khởi động làm lạnh căn phòng lại từ đầu. Có thể kết hợp với quạt để lưu thông không khí, qua đó giảm tải bớt cho điều hòa.
Ngoài ra, việc vệ sinh điều hòa cũng là việc đáng lưu tâm. Mọi người thường quên đi mất việc này dẫn đến máy điều hòa bị giảm đáng kể hiệu năng, chạy tốn điện hơn và nhanh hỏng hóc.
-
Dùng tủ lạnh một cách hợp lý
Một trong những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh là không nên đặt tủ lạnh gần các vật phát nhiệt như bếp lò, bếp gas hoặc ánh sáng mặt trời chiếu vào, sẽ làm giảm năng suất lạnh và chậm quá trình tản nhiệt, điện sẽ tiêu hao nhiều.
Bên cạnh đó, cũng không nên để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh vì tủ sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để làm mát sẽ gây lãng phí điện. Ngoài ra, hằng năm các bạn nên để ý lau chùi bụi bặm phía sau tủ lạnh để tạo thông thoáng và làm tăng hiệu quả tản nhiệt.
-
Không nên bật bình nóng lạnh suốt 24/24 giờ
Nhiều người có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 để không mất thời gian chờ đợi và nghĩ rằng sẽ không tốn quá nhiều điện năng. Nhưng trên thực tế, ngay kể cả khi bật bình nóng lạnh nhưng không dùng đến vẫn sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể. Ngoài ra hoạt động liên tục sẽ khiến bình nóng lạnh quá tải, còn có thể rò rỉ điện gây nguy hiểm tới người dùng.
Cách tốt nhất để tiết kiệm điện và hạn chế tai nạn xảy ra là chỉ đun đủ nước nóng và tắt trước khi sử dụng. Bình nóng lạnh loại vừa dùng cho gia đình thì chỉ cần đun trong khoảng thời gian 10-20 phút là được.
-
Rút nguồn điện của thiết bị điện tử khi không sử dụng
Có một thực tế là hầu hết các thiết bị điện trong nhà đều tiêu tốn một lượng điện năng nhất định ngay cả khi bạn đã tắt chúng. Khiến bạn phải trả một khoản tiền “vô nghĩa” cho hóa đơn điện hàng tháng.
Các thiết bị điện tử như tivi, máy tính để bàn, laptop, sạc điện thoại, các thiết bị có màn hình hiển thị giờ,… vẫn sử dụng điện năng ngay cả khi đã tắt. Tuy con số này không quá lớn nhưng hãy tính đến việc nó tiêu tốn của bạn 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong suốt thời gian dài.
Theo ước tính tại Mỹ các thiết bị điện ngay cả khi đã tắt vẫn có thể tiêu tốn tới 100 USD tại mỗi hộ gia đình, và lên tới 19 tỉ USD mỗi năm trên toàn nước Mỹ theo thống kê năm 2016. Để hạn chế việc này, các bạn hãy rút hết nguồn điện của các thiết bị điện khi không sử dụng đến.
-
Thay thế các đèn truyền thống bằng đèn led tiết kiệm điện
Nếu như bóng sợi đốt đến nay vẫn có hiệu suất thấp, từ 10 đến 16 lumen/watt (lm/W), tức là khoảng dưới 10% điện năng được chuyển thành ánh sáng, còn với đèn huỳnh quang hiện mới đạt tối đa 50 lm/W, trong khi đó đèn LED Philips đã và đang có những ưu việt vượt trội khi đạt hiệu suất tới 150 lm/W với các sản phẩm thương mại, chuyển đổi hơn 90% điện năng thành ánh sáng.
Tiết kiệm điện năng nhưng đèn vẫn mang đến nguồn sáng tốt ánh sáng từ đèn LED nhẹ dịu tốt hơn các dòng sản phẩm đèn thông thường mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng. Đèn được thiết kế tinh tế với nhiều kích thước khác nhau cho bạn thỏa sức chọn lựa sao cho phù hợp nhất cho không gian của mình.
Đó là lời khuyên của các chuyên gia thiết kế chiếu sáng khi bạn muốn tìm kiếm một nguồn sáng tốt hơn, tiết kiệm hơn cho gia đình.
LED viết tắt của Light Emitting Diode có nghĩa là điốt phát quang, là một nguồn sáng phát ra khi có dòng điện tác động lên nó. Công nghệ led được hình thành dựa trên công nghệ bán dẫn, hoạt động của led giống với nhiều loại bán dẫn khác.
Đèn led có lịch sử lâu đời kể từ năm 1907 khi một kỹ sư người Anh phát hiện ra các tinh thể carbide silicon có thể tạo ra ánh sáng khi bị dòng điện đi qua. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, năm 1993 kỹ sư điện Shuji Nakamura tạo ra LED ánh sáng xanh có độ sáng cao đầu tiên, nhanh chóng dẫn đến sự phát triển của đèn LED ánh sáng trắng. Và vào đầu những năm 2000 đèn led bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Chia sẻ bài viết hữu ích:
- So sánh và cách lựa chọn đèn âm trần Rạng Đông và Philips
- Xu hướng chiếu sáng đèn LED cho phòng khách 2018
- Dùng đèn led chiếu sáng cho đúng không phải ai cũng biết
Đèn led có rất nhiều ưu điểm và lợi ích có thể kể đến. Sau đây là những ưu điểm chính của công nghệ đèn led: tuổi thọ cao, không bị chói và nhấp nháy, chất lượng sáng cao, tiết kiệm điện năng, ánh sáng êm dịu, rất ít tỏa nhiệt, vật liệu thân thiện với môi trường.
Vậy đèn led có thực sự tiết kiệm điện ? Chúng ta cùng làm một bài toán nhỏ để so sánh hiệu quả kinh tế giữa đèn led và đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang truyền thống.
Trung bình một hộ gia đình sử dụng 10 bóng đèn để chiếu sáng. Giả sử mỗi bóng đèn sử dụng 8h/ngày. Giá điện tính trung bình là 1.500đ/Kw.
Đèn sợi đốt tiêu thụ 0,06 Kw/h. Lượng điện tiêu thụ 1 năm sẽ là 0,06 x 8 x 365 = 175,2 Kw/năm. Vậy tiền điện trong 1 năm của 1 bóng đèn sợi đốt là 175,2 x 1500 = 262.800 vnđ, 10 bóng đèn sẽ là 2.628.000 vnđ/năm.
Đèn led tiêu thụ 0,005 kw/h. Lượng điện tiêu thụ 1 năm là 0,005 x 8 x 365 = 14,6 Kw/năm. Vậy tiền điện trong 1 năm của 1 bóng đèn led là 14,6 x 1500 = 21.900 vnđ, 10 bóng đèn sẽ là 219.000 vnđ/năm.
Có thể thấy đèn led sẽ tiết kiệm đến 2.049.000 vnđ/năm, một con số không hề nhỏ cho hóa đơn tiền điện của gia đình bạn.
Tuy nhiên, bóng đèn led lại có giá khá cao so với đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang nên nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa sử dụng đèn led. Nhưng tính về lâu dài đèn led lại có hiệu quả kinh tế tốt hơn nhiều đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Đèn led có tuổi thọ rất cao, lên tới 50.000 giờ. Đèn huỳnh quang có tuổi thọ khoảng 7.000 giờ, thấp hơn đèn led 7 lần. Đèn sợi đốt thì chỉ có tuổi thọ 1.000 giờ, thấp hơn đèn led đến 50 lần. Tương đương với việc trong thời gian sử dụng 1 bóng đèn led thì sẽ phải thay 7 bóng đèn huỳnh quang và 50 bóng đèn sợi đốt.
Tính trung bình:
- Đèn led – 100.000 đ
- Đèn huỳnh quang – 20.000 đ – 7 bóng: 140.000 đ
- Đèn sợi đốt – 8.000 đ – 50 bóng: 400.000 đ
Từ đó thấy được việc sử dụng đèn led sẽ có hiệu quả kinh tế tốt hơn các loại đèn truyền thống. Hơn nữa, với rất nhiều ưu điểm thì việc chuyển sang sử dụng đèn led là nên làm và cần thiết để tiết kiệm chi phí cho bản thân cũng như gia đình.