Cường độ ánh sáng là gì ? Đơn vị đo cường độ ánh sáng

Chắc hẳn khi tìm mua một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng đều có thói quen tìm hiểu. Về các yếu tố liên quan đến sản phẩm mình cần dùng. Và cường độ ánh sáng là một trong những yếu tố, mà người tiêu dùng nên tìm hiểu. Khi có nhu cầu cần mua đèn trang trí, hay đơn giản chỉ là mua đèn chiếu sáng, cho không gian ngôi nhà của mình.

Vậy cường độ ánh sáng là gì? Hiểu như thế nào là đúng? Đơn vị đo và sự khác biệt của cường đọ ánh sáng. Giữa các loại đèn thì chưa hẳn ai cũng nắm rõ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nó.

  1. CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG LÀ GÌ?

» Khái niệm: Cường độ ánh sáng là một thuật ngữ, và được hiểu là đơn vị để đo lường năng lượng. Được phát ra từ một nguồn sáng, theo một phương hướng nhất định và thường được gọi tắt là cường độ sáng.

  1. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VÀ CÁCH ĐO

  • Đơn vị đo lường

Trong vật lý học, cường độ ánh sáng được ký hiệu là I. Đơn vị đo của cường độ ánh sáng là Candela, hay còn được viết tắt là cd.

» Ví dụ: cường độ ánh sáng, của một ngọn nến thông thường sẽ là: I=1 cd. Được hiểu là ngọn nến đó phát ra 1 Lumen( đơn vị đo quang thông). Thẳng hướng trong một góc đặc, ( môi trường xung quanh bị chắn bởi màn) trên diện tích 1m2. tại khoảng cách 1 mét kể từ ngọn nến.

Bội số của Candela (cd) là Kilocandela (kcd), được quy đổi như sau: 1 kcd=1000cd.

Trong không gian để biểu diễn cường độ ánh sáng, người ta thường dùng hệ trục tọa độ. Trong đó nguồn sáng chính là gốc tọa độ, còn các trục chính là các vector biểu hiện cường độ sáng.

Cường độ ánh sáng là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng không thể thiếu. Của ngành công nhiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng.

  • Cách đo cường độ ánh sáng

Để đo được chính xác cường độ ánh sáng của nguồn sáng cần có những thiết bị chuyên dụng để đo được một cách chính xác. Ngoài cách đo bằng máy thì ta cũng có thể đo thông số này bằng công thức sau: I = Ф / ω.

Để đưa ra một con số biểu thị cường độ ánh sáng tiêu chuẩn là điều rất khó vì tùy theo mục đích sử dụng của không gian mà người ta đưa ra các yêu cầu về cường độ ánh sáng khác nhau.

Mỗi một không gian khác nhau thì cường độ ánh sáng tiêu chuẩn khác nhau và người ta quy ước dùng cường độ ánh sáng của ngọn nến thông thường để làm chuẩn.

» Tìm hiểu: Lựa chọn ánh sáng theo bảng mã màu Kelvin

  1. CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG CỦA 1 SỐ ĐÈN SÁNG THÔNG DỤNG

NGUỒN SÁNG

CƯỜNG ĐỘ SÁNG

NGỌN NẾN

0.8 cd theo mọi phương và 1 cd trong điều kiện không gian chuẩn.

ĐÈN SỢI ĐỐT 40W

35 cd theo mọi phương

ĐÈN SỢI ĐỐT 300W CÓ BỘ PHẢN QUANG

1500 cd ở tâm chùm tia sáng

ĐÈN HALOGEN 2000W CÓ BỘ PHẢN QUANG

14.800 cd theo mọi phương và 250.000 cd ở tâm chùm tia sáng

  1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG CỦA ĐÈN LED VÀ ĐÈN HUỲNH QUANG

  • Cường độ ánh sáng của đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang còn có tên gọi khác là đèn tuýp cấu tạo bao gồm điện cực( Vonfram ), vỏ đèn và lớp bột huỳnh quang, một chút hơi thủy ngân và khí trơ ( neon, argon…vv) khi có dòng điện đi vào, dưới sự trợ giúp của chấn lưu và tắc te hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại ( tia cực tím). Dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ làm lớp bột huỳnh quang phát sáng.

Đèn huỳnh quang tỏa ít nhiệt ra ngoài môi trường nên cho cường độ và hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều so với đèn sợi đốt truyền thống nhưng không thể so sánh với công nghệ đèn led hiện nay.

Đèn huỳnh quang dùng cần có sự trợ giúp của chấn lưu để ổn định nội dòng tạo ra ánh sáng nhưng khi chấn lưu gặp vấn đề hoặc hư hỏng ánh sáng sẽ gây ra tiếng ồn.

Đèn huỳnh quang còn chứa thủy ngân cũng như phosphor bên trong, đây là những vật liệu độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường khi kết thúc vòng đời của đèn.

  • Cường độ ánh sáng của đèn led

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu đèn led là gì? LED là viết tắt của cum từ tiếng Anh: Light Emitting  Diode . Nó là một thiết bị điện có hai điện cực (một cực âm và một cực dương) qua đó dòng điện chạy qua chỉ theo một hướng (từ cực dương đến cực âm). Khi có dòng điện chạy qua chất bán dẫn làm cho thiết bị phát ra ánh sáng.

Trong quá trình chiếu sáng của đèn led lượng nhiệt sinh ra là không đáng kể chính vì vậy nên đèn led chiếu sáng không làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng cao từ đó giúp tiết kiệm điện một cách tối đa. Và đây cũng là ưu điểm vượt trội của đèn led.

Khác với các loại đèn chiếu sáng khác, đèn led không phát ra tia hồng ngoại hay tia cực tím mà chỉ phát ra một lượng nhỏ bức xạ điện từ qua một phần nhỏ phổ ánh sáng khả kiến vì vậy điều này làm cho đèn led không bị hao phí điện năng để tạo ra nhiệt đồng thời cho hiệu suất cường độ phát sáng cao.

Đặc biệt với sự bảo vệ của lớp kính cường lực bên ngoài các mắt đèn giúp đèn chống chịu được mọi tác động từ bên ngoài môi trường.

Sử dùng đèn led chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng đèn nhấp nháy lúc mới bật. Cấu tạo của đèn hoàn toàn không chứa các chất độc hại như thủy ngân, phốt pho đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường.

» Lựa chọn: Chỉ số CRI và cách lựa chọn trong chiếu sáng

  • Đèn led thường được sử dụng ở đâu?

Ban đầu công nghệ đèn led chỉ được ứng dụng vào các bàn mạch máy tính nhưng sau đó công nghệ phát triển đèn led đã được áp dụng rộng rãi hơn từ biển hiệu quảng cáo, đèn tín hiệu giao thông cho đến hệ thống chiếu sáng trong nhà ngoài trời, nhà kho, nhà xưởng, trường học, các trung tâm thương mại…

» Nguồn: Đèn Philips Lighting

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0902 146 799
Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
0932 835 789 (8h-24h)