Khi mua thiết bị chiếu sáng, như đèn led ta luôn nhìn thấy trên vỏ hộp. Bên ngoài đèn ghi những thông số kĩ thuật, hay những kí hiệu.
Vậy những con số hay kí hiệu này là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Chúng được viế tuân theo tiêu chuẩn nào? Cách đọc chúng ra sao? Làm sao để lựa chọn được đúng loại đèn mà ta đang cần?…
Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc đó của các bạn.
-
Phụ lục bài viết
Cách ghi nhãn đèn led theo bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8782:2017
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8782:2017. Đó là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về an toàn, và khả năng lắp lẫn. Với các phương pháp và điều kiện thử nghiệm cần thiết, để chứng tỏ sự phù hợp của bóng đèn led. Có phương tiện tích hợp để làm việc ổn định, được thiết kế cho mục đích chiếu sáng thông dụng.
Ứng dụng trong gia đình và các mục đích chiếu sáng tương tự, được đảm bảo.
– Công suất đến 60W.
– Điện áp từ 50V đến 250V.
Trên nhãn trên đèn led được ghi rõ ràng với các nội dung như sau:
– Thứ nhất đó là nhãn xuất xứ (nhãn này có thể là nhãn thương mại, tên nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền).
– Thứ hai điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định (ghi “V” hoặc “vôn”).
– Thứ ba là công suất danh định (ghi “W” hoặc “oát”).
– Thứ tư là tần số danh định (ghi bằng “Hz”).
Ngoài ra, những thông tin sau được yêu cầu trên bóng đèn hoặc trên vỏ hộp hoặc trong hướng dẫn sử dụng:
– Thứ nhất là dòng điện danh định (ghi “A” hoặc “ampe”).
– Thứ hai là những kí hiệu, cụ thể: Khi bóng đèn hoạt động trong điều kiện đặc biệt. Mà không thể điều chỉnh độ sáng thì người ta dùng kí hiệu sau:
Kí hiệu không cho phép điều chỉnh độ sáng:
– Còn trong điều kiện ẩm ướt mà bóng đèn không thể đáp ứng được thì dùng kí hiệu như sau.
Kí hiệu không thích hợp để sử dụng ở những nơi có hơi ẩm.
Ngoài ra, độ bền của nhãn còn được kiểm tra bằng cách lấy miếng vải ướt, tẩm nước hoặc tẩm chất tẩy đặc biệt. Chà xát lên nhãn trong 15 giây sau đó để khô thấy nhãn vẫn dễ đọc
Còn độ rõ ràng của nhãn thì được kiểm tra bằng mắt thường, khi cầm sản phẩm.
» Tìm hiểu: Cách tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện
-
Cách đọc và nhận biết các loại kí hiệu trên vỏ đèn led
-
Kí hiệu theo tiêu chuẩn chất lượng
Đó là những kí hiệu dưới đây, việc hiểu được ý nghĩa của những kí hiệu này là hết sức cần thiết cho người sử dụng.
» Ký hiệu CE
Tiêu chuẩn CE( là chữ viết tắt của Conformity European) là kí tự bắt buộc cho phép lưu thông ở châu Âu. Công nhận đèn led đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
» Ký hiệu ENEC
Tiêu chuẩn ENEC (là chữ viết tắt của European Norms Electrical Certification) là tiêu chuẩn châu Âu. Được đạt ra về việc sử dụng các thiết bị đèn led phát sáng, thiết bị điện… Số đi kèm với mã của các nước, ví dụ như 10-Germany, 11-Austria,…
» Ký hiệu UL
UL (là chữ viết tắt của Underwriters Laboratory) là tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện tử. Có 3 nhiệm vụ là cung cấp dịch vụ thử nghiệm và vật liệu ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản. Thống kê hàng hóa an toàn và xây dựng đạt tiêu chuẩn. Một thiết bị có tên trong UL, có nghĩa các thiết bị của đèn led đã được kiểm tra. Xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL và có chứng nhận mẫu đại diện.
» Ký hiệu FCC
FCC (là chữ viết tắt của Federal Communication Commission) là Ủy ban Truyền thông Liên bang. Được thành lập ở Mỹ có nhiệm vụ quản lý đèn led thông qua viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện….
» Ký hiệu CCC
CCC (là chữ viết tắt của China Compulsory Certification) là dấu chứng nhận lưu hành trên lãnh thổ Trung Quốc. Được áp dụng cho các đèn led liên quan đến sức khoẻ và đời sống con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Nếu không có con dấu này bạn có thể bị phạt.
» Ký hiệu RoHS
RoHs (là chữ viết tắt của Restriction of Certain Hazardous Substances ) – nghiêm cấm sử dụng 6 loại chất đặc biệt, sản xuất có trong đèn led. Gây nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người. Trong qúa trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân (Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).
» Ký hiệu VDE
VDE (là chữ viết tắt của Verband Deutscher Elektrotechniker-Association of German Electrotechnical Engineers) là tiêu chuẩn được thông qua các chuyên gia của nước Đức. Chứng nhận bảng kiểm tra của đèn led, đã thông qua các chỉ tiêu an toàn về điện, cơ, nhiệt trong quá trình sản xuất cũng như hoạt động chiếu sáng.
» Ký hiệu VDE-EMV
VDE-EMV là tiêu chuẩn đề ra nhằm đạt được các thông số điện từ trường. Khẳng định đèn led có thể hoạt động trong môi trường điện từ. Mà không làm ảnh hưởng, gây hư hỏng đến các thiết bị xung quanh.
-
Kí hiệu theo thông số chiếu sáng
⇒ Hiệu suất sáng (Lm/W)
Hiệu suất sáng hiển thị hiệu suất chuyển đổi từ điện năng thành năng lượng ánh sáng.
⇒ Cường độ ánh sáng (Cd)
Nguồn sáng phát ra quang thông theo các hướng khác nhau, ở cường độ sáng khác nhau phát ra theo hướng cụ thể.
⇒ Quang thông (Lm)
Đơn vị thể hiện toàn bộ năng lượng bức xạ ánh sáng, được đánh giá bằng độ nhạy quang phổ của mắt. Và bức xạ quang trắc tương đương.
⇒ Độ sáng (Lux)
Được cho là tỷ lệ quang thông và diện tích được chiếu sáng.
⇒ Góc chiếu
Điểm mà cường độ nguồn sáng giảm xuống 50% mức tối đa được tính bằng độ theo góc 360 độ.
⇒ Nhiệt độ màu (K)
Màu sáng của một nguồn sáng phát ra từ bóng đèn.
Với các thông số, ký hiệu đèn led về tiêu chuẩn chất lượng. Thì việc sử dụng đèn led trong chiếu sáng mới trở nên dễ chịu, an toàn và tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Khi hiểu đầy đủ những thông số và kí hiệu trên vỏ đèn led. Sẽ giúp người tiêu dùng có được những hiểu biết nhất định, để từ đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Với mục đích sử dụng lại vừa an toàn tiết kiệm điện năng.
» Nguồn: Philips lighting
Bài viết liên quan:
[HƯỚNG DẪN] Cách tính số lượng bóng đèn led cần dùng cho mỗi căn phòng
Đường kính khoét lỗ là gì ? Các loại kích thước và cách lựa chọn phù hợp đèn theo chuyên gia