PSU là gì? Nguyên lý hoạt động của PSU như thế nào

Phụ lục bài viết

PSU là gì

PSU tên đầy đủ là Power Supply Unit là bộ nguồn có khả năng tạo ra dòng điện đáp ứng năng lượng cho toàn bộ hệ thống điện, được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho sản phẩm tiêu thụ điện, giúp chúng hoạt động ổn định đảm bảo độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng.

 

Để có được một hệ thống điện phù hợp với mục đích sử dụng, lắp đặt nhanh chóng và chính xác, đầu tiên bạn nên phân biệt rõ hai bộ nguồn để lựa chọn chính xác:

  • Nguồn AC

là tên viết tắt của từ tiếng anh Alternating Current, đây chính là nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện xoay chiều có độ lớn thường xuyên biến đổi theo thời gian theo một chu kỳ nhất định. Bạn có thể hiểu đơn giản, bộ nguồn này cung cấp dòng điện chạy theo một chiều sau đó chúng sẽ chạy theo chiều ngược lại trong hệ thống điện. Trong đời sống hàng ngày các thiết bị điện gia dụng có dòng điện xoay chiều AC phổ biến như: tủ lạnh, điều hòa, tivi, bếp điện,…Nguồn AC được kí hiệu trên các thiết bị điện là AC hoặc dấu ~.

  • Nguồn DC

là tên viết tắt của từ tiếng anh Direct Current, là bộ nguồn cung cấp dòng điện một chiều tức là nguồn điện một chiều là thiết bị tạo ra dòng điện chỉ chay theo một chiều cố định dù cường độ của dòng điện có thể thay đổi tăng hoặc giảm, nhưng chiều của dòng điện không bị thay đổi. Các ứng dụng của dòng điện một chiều như sạc điện thoại, ắc quy, pin… chúng có kí hiệu hai cực âm và dương giúp người sử dụng dễ phân biệt và lắp đặt.

Hiện nay có 3 dạng chuyển đổi năng lượng điện phổ biến như sau:

+ AC sang DC: là bộ nguồn cung cấp điện cho các thiết bị điện tử như adaptor, sạc pin…

+ DC sang DC: chuyển đổi điện thế DC ra nhiều mức khác nhau.

+ DC sang AC: dùng trong các bộ lưu điện dự phòng như UPS…

Một bộ nguồn hoàn chỉnh bao gồm các thành phần: Bộ biến áp, bộ nắn điện (chỉnh lưu), bộ lọc chỉnh lưu, bộ lọc nhiễu điện, mạch ổn áp và mạch bảo vệ.

Nguyên lý hoạt động của PSU

Nguyên lý hoạt động của PSU dựa theo lý thuyết chuyển mạch tự động, tên tiếng anh là switching power supply. Dòng điện từ lưới điện chúng ta sử dụng hàng ngày là dòng xoay chiều, các bộ nguồn chủ yếu sử dụng dòng điện một chiều nên bộ nguồn có tác dụng chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Cụ thể: Bộ nắn điện (chỉnh lưu) sẽ nắn dòng điện xoay chiều từ nguồn điện dân dụng hàng ngày của chúng ta thành dòng điện một chiều. Từ điện áp một chiều này qua các bộ gợn sóng để làm phẳng dòng điện sau đó tiếp tục biến thành dòng điện xoay chiều với tần số cao. Chúng lại được chuyển qua một bộ biến áp để hạ thành dòng điện xoay chiều có điện áp thấp hơn, cuối cùng chúng lại được nắn trở lại thành dòng điện một chiều.

Một bộ nguồn lý tưởng là bộ nguồn có điện áp đầu ra ổn định, bằng phẳng, không gợn sóng, lượng nhiệt hao phí tỏa ra ít và đạt hiệu suất sử dụng tối đa.

Giới thiệu PSU của một số thiết bị điện nói chung và đèn led nói riêng

Hiện nay, bộ nguồn được thiết kế phổ biến trong một số thiết bị điện như máy tính cá nhân, quạt, điều hòa, đèn… Trong phạm vi bài viết, chúng ta hãy tìm hiểu về PSU của đèn led, bạn cùng tham khảo nhé:

Khi tìm kiếm thông tin về đèn led, đa số chúng ta đều tìm được rất nhiều thông tin về bộ phận quan trọng của đèn led đó là chip led. Bộ nguồn đèn led cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định độ bền của hệ thống đèn led tuy nhiên thông tin về chúng rất ít và thường không rõ ràng.

» Xem thêm: Chíp led là gì ? Các loại chip led và ưu nhược điểm của từng loại

Vậy bộ nguồn đèn led là gì? Như chúng ta đã biết nguồn ánh sáng đèn led có điện áp thấp vì vậy cần điện áp hoặc dòng điện một chiều ổn định trong khi hoạt động và chúng phải được bảo vệ khỏi sự dao động liên tục của dòng điện xoay chiều. Việc điện áp liên tục thay đổi khiến dòng điện trong đèn led mất cân bằng, làm ánh sáng không ổn định. Trường hợp dòng điện chạy qua chip led quá cao so với tiêu chuẩn cho phép của nhà sản xuất khiến cường độ ánh sáng tăng lên, bóng đèn sẽ sáng hơn nhưng nhiệt độ của đèn tăng cao làm giảm tuổi thọ bóng đèn. Một bộ nguồn đèn led hay gọi là driver led chuyển đổi điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều và bảo vệ chúng khỏi những dòng điện không ổn định. Nó giống như chấn lưu trong bóng đèn huỳnh quang hoặc HID. Driver led có thể là loại điện áp cố định 10V, 12V, 24 V hoặc là loại ổn định dòng 350mA, 700mA, 1A. Một số được dùng cho các loại đèn led riêng biệt, một số loại thì dùng cho đèn led thông thường.

 

Cấu tạo của bộ nguồn đèn led bao gồm các thành phần như sau:

 – Điốt chỉnh lưu: biến dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC.

 – Biến áp: hạ điện áp cao xuống điện áp phù hợp của đèn led do đó tuổi thọ và khả năng tiết kiệm điện của đèn led phụ thuộc vào biến áp.

 – Tụ lọc: bao gồm tụ lọc nguồn đầu vào và đầu ra. Dòng điện đưa vào tụ lọc nguồn đầu vào được làm phẳng, giúp ổn định sau đó chúng tiếp tục đưa qua tụ lọc thứ cấp để thành dòng một chiều.

 – Mosfet công suất: có thể đóng cắt với tần số cao.

 – Ngoài các bộ phận chính ở trên, led driver còn chứa các bộ phận khác như : tụ lọc nhiễu, tụ lọc áp, tụ chống sét, tản nhiệt, cầu chì.

» Nguồn: Philipsvietnam

Công suất là gì ? Hệ số công suất và ý nghĩa trong thiết bị điện

Đèn led là gì ? Nguyên lý hoạt động và điểm khác biệt giữa đèn led và đèn truyền thống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Zalo (8h-24h)
090 176 1191 (8h-24h)