-
Phụ lục bài viết
SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ ?
1.1. Khái niệm
Sơn tĩnh điện là việc dùng bột sơn tĩnh điện phủ kín lên bề mặt đồ vật cần sơn thông qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện sau đó đem sấy ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy mà sơn tĩnh điện còn dược gọi dưới một cái tên khác là sơn khô.
Sơn tĩnh điện ứng dụng được trong đời sống, sản xuất nhờ dựa trên nguyên lý tĩnh điện. Cụ thể các nguyên tử bột sơn sẽ được tích điện dương (+) khi đi qua súng phun tĩnh điện và được phun vào các bề mặt đồ vật đã được tích điện âm (-) để tạo ra sự bám dính giữa sơn và bền mặt cần sơn.
Xuất hiện từ năm 1950 trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay công nghệ sơn tĩnh điện đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống, không những mang lại lợi ích về kinh tế mà còn thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường trong sạch.
1.2. Thành phần
Bột sơn tĩnh điện bao gồm hợp chất hữu cơ có thành phần là bột màu, nhựa polymer, phụ gia…
Polymer là chất tồn tại ở 2 dạng là nhựa nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt rắn bao gồm các chất hóa học như: epoxy, acrylic, uretan polyeste…vv xếp đan chéo với nhau tạo thành lớp màng chịu nhiệt vĩnh cửu, còn nhựa nhiệt dẻo là các chất như polyetylen, PVC, polyeste….tạo thành lớp màng bảo vệ.
1.3. Phân loại
Sơn tĩnh điện được chia làm 2 loại sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt.
– Sơn tĩnh điện khô: là chỉ cần dùng bột sơn ứng dụng cho các sản phầm bằng kim loại, sắt thép, nhôm, Inox… Ưu điểm cua phương pháp sơn khô là bạn có thể thu hồi tái sử dụng lại lượng sơn còn thừa giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt là an toàn với môi trường sống.
– Sơn tĩnh điện ướt: khác với công nghệ sơn khô, sơn tĩnh điện ướt cần có dung môi nhưng ứng dụng được trên nhiều bề mặt như kim loại, nhựa, gỗ… Nhược điểm của loại sơn này là khả năng tái sử dụng và thu hồi kém, gây ô nhiềm môi trường từ hàm lượng dung môi còn dư sót lại và chi phí cao hơn.
-
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Sơn được sử dụng triệt để đến 99%, độ hao hụt nguyên liệu ít, lượng sơn dư thừa được thu hồi và tái sử dụng. Tính chất bền màu giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng sau thời gian dài sử dụng.
Không cần sử dụng sơn lót.
Dễ dàng lau sạch đối với những khu vực bị ảnh hưởng khi sơn hoặc sơn bám lên người mà không cần dùng các loại dung môi như các loại sơn truyền thống.
Quá trình sơn có thể thực hiện bằng hệ thống tự động hóa dễ dàng như hệ thống phun sơn tự động, tiết kiệm được thời gian thi công.
Sơn tính điện là sơn dưới dạng bột nên hạn chế được cháy nổ khi lưu thông hay hoạt động ngoài trời.
Nhờ công nghệ sơn tự động nên lớp sơn có độ dày thích hợp theo ý muốn, bề mặt sơn mịn có độ bám dính tốt, độ bóng cao, chống chày xước, chống mài mòn độ bền thành phẩm lâu dài, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc các tác động bên ngoài như thời tiết.
Sơn tĩnh điện sử dụng bột sơn nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn so với phương pháp sơn thông thường có sử dụng các chất dung môi và các hóa chất độc hại.
Vì là sơn tự động nên chúng ta có thể đa dạng hóa được màu sắc, có thể tạo sắc thái cho màu sơn như ngả ánh vàng hay độ bóng, độ mờ, độ nhám.
Sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng phổ biến bởi những đặc tính kỹ thuật vượt trội hơn so với các loại sơn thông thường.
-
Quy trình phun sơn tĩnh điện
Quy trình chung của một hệ thống sơn tĩnh điện bao gồm: Xử lý bề mặt-> phun sơn->sấy->kiểm tra thành phẩm và đóng gói.
– Xử lý bề mặt: Trước khi sơn bề mặt sản phẩm cần được làm sạch và cải thiện bề mặt bằng nhiều cách như rửa, tẩy gỉ, định hình, làm sạch bằng dung môi chuyên dụng, bằng các chất mài mòn hoặc bằng hóa chất pha loãng…sau đó sấy khô để đảm bảo sơn bám đều.
– Phun sơn: Thông qua hệ thống điều khiển của súng phun sơn tĩnh điện để điều chỉnh lượng bột phun ra dày hay mỏng, điều chỉnh chế độ phun sơn theo kiểu dáng, bề mặt sơn.
– Sấy: Sau khi phun xong, sản phẩm được được đưa vào buồng sấy (thông thường sẽ sấy ở nhiệt độ khoảng 200 độ C trong tầm 10-15 phút). Do tác động của nhiệt sơn sẽ bám đồng đều lên bề mặt giúp màu sắc khi lên thành phẩm đẹp hơn.
– Đóng gói thành phẩm: Kiểm tra lại thành phẩm xem đạt tiêu chuẩn, yêu cầu chưa rồi sau đó đóng gói thành phẩm.
-
Ứng dụng của phương pháp sơn tĩnh điện
Ngày nay phương pháp sơn tĩnh điện đang dần chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong thi công sản xuất vì công nghệ có nhiều tính năng vượt trội, giá thành rẻ, tiết kiệm thời gian và an toàn sức khỏe hơn. Công nghệ sơn tĩnh điện cho phép sơn phủ nhiều lớp dày và đều hơn so với phương pháp sơn truyền thống tạo độ bền màu cho sản phẩm, tạo độ mịn, bóng bảy rất bắt mắt cho sản phẩm.
Sơn tĩnh điện được áp dung phổ biến trong ngành công nghiêp hiện đại như hàng không, điện tử, chế tạo xe, hay ngành xây dựng, sản xuất khung nhôm kính, nội thất, quảng cáo, cơ khí…vv.
Trong ngành công nghiệp chiếu sáng hiện nay cũng đang áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất các bộ phận của đèn như chóa đèn, giá để đèn tuýp led, vỏ các thiết bị chiếu sáng được sản xuất trên dây chuyền sơn tĩnh điện tự động, được xử lý phot-phat chống gỉ mang lại độ bền cao cũng như giá trị thẩm mỹ cho thiết bị.
» Nguồn: