Tia UV là gì ? Tác hại và lợi ích của tia UV – Vậy đèn led có tia UV không

“Đèn led không phát ra tia UV, đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng”. Đó là ưu điểm của đèn led mà trong hầu hết các bài giới thiệu về sản phẩm led chúng tôi nhắc đến.

Vậy, có thật sự là đèn led tốt và tia UV có hại? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tia UV và tác hại của nó để thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đèn led thay thế cho các thiết bị chiếu sáng trước đây.

Phụ lục bài viết

Tia UV là gì?

Tia UV hay tia cực tím, tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng từ 10nm- 380nm. Với giá trị bước sóng này, tia UV là bức xạ nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến( 700 -380nm) nên mắt thường không thể nhìn thấy được tia tử ngoại.

Phân loại tia UV?

Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên có nhiệt độ cao hơn 2000 độ C nên là nơi sản sinh ra tia cực tím, gồm 3 loại: UVA( có bước sóng từ 380- 315nm) là ánh sáng đen, UVB(bước sóng 315- 280nm) là sóng trung và UVC( bước sóng từ 280- 10nm) là sóng ngắn.

Do đó, có ánh nắng là có tia UV và tia UVC là bức xạ mang nhiều năng lượng nhất, có nguy cơ làm hại đến cơ thể nhiều nhất.

Tuy nhiên, theo bản chất khoa học, tia UVC bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon khí quyển nên ánh sáng mặt trời hàng ngày chỉ chứa tia UVA( không bị ozon hấp thụ) và UVB( ozon hấp thụ phần lớn).

Tác hại của tia UV với cơ thể con người

Bức xạ cực tím là nguyên nhân gây nên một số bệnh về da và mắt ở người: sạm da, lão hóa da, ung thư da, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, đục nhân… Cụ thể, các tia UV có bước sóng khác nhau, mang năng lượng khác nhau có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người:

  • Tia UVA

UVA Có thể dễ dàng xuyên qua không khí và là bức xạ UV có nhiều nhất trong ánh nắng (97%). Tia UVA có thể đi xuyên qua thủy tinh thể và khi quá trình này xảy ra quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt, suy giảm thị lực.

  • Tia UVB

UVB còn tồn tại một phần trong ánh nắng, là nguyên nhân của những tổn thương về mắt và bề mặt da. Bức xạ UVB bị hấp thụ bởi melanin (sắc tố da) tạo thành nhiệt, kích thích khả năng tự bảo vệ của da và làm da trở nên tối màu, là hiện tượng cháy nắng hay sạm da thường gặp, gây ra tình trạng lão hóa da. UVB cũng là nguyên nhân của bệnh viêm giác mạc, mộng mắt.

  • Tia UVC

UVC mang năng lượng cao nhất trong 3 loại tia UV. Mặc dù đã được hấp thụ ở tầng khí quyển nhưng thông qua lỗ hổng ozon, tia UVC đe dọa nghiêm trọng đến da, gây ung thư da.

Bức xạ UV tồn tại trong đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn halogen

Tia UV mặc dù gây hại cho cơ thể nhưng vẫn có một số chức năng nhất định. Với lý do đó, có nhiều nguồn nhân tạo tạo tia UV, trong đó có đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn sợi đốt ,…

Do cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các loại đèn này. Nên vô tình trong quá trình phát sáng, đèn đã tạo ra tia UV. Đối với đèn ống huỳnh quang, khi tụ phóng điện, dòng điện sinh ra sẽ kích thích khí đã được bơm vào đèn (neon hoặc thủy ngân) làm chúng phát ra tia cực tím. Các bức xạ này sau khi tiếp xúc với bột huỳnh quang bên trong vỏ ống sẽ bị hấp thụ và phát ra ánh sáng nhìn thấy.

Mặc dù được huỳnh quang hấp thụ và có lớp vỏ thủy tinh ngăn lại nhưng một lượng ít các bức xa vẫn lọt ra ngoài. Trong nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt, khi dòng điện làm vonfram nóng ở nhiệt đô cao, đèn phát sáng và sinh ra một ít tia tử ngoại, và khi dây tóc càng nóng thì lượng bức xạ sinh ra càng nhiều.

» Xem thêm: Cường độ ánh sáng là gì?

Tương tự, đèn halogen là đèn sợi đốt chứa đầy khí trơ, quá trình hoạt động sinh nhiều nhiệt. Nhiệt độ hoạt động cao kết hợp với khí trơ phát ra các quang phổ ánh sáng khác nhau, tia tử ngoại cỹng là một phần trong số các quang phổ đó.

Mặc dù lượng bức xạ UV phát ra từ bóng đèn có hàm lượng nhỏ nhưng vẫn có thể gây một số tổn thương nhất định cho da và mắt. Do vậy, để hạn chế nhất những ảnh hưởng của tia UV, chúng ta nên sử dụng đèn led (ánh sáng xanh tinh khiết) thay thế cho các thiết bị chiếu sáng có chứa tia UV.

Tại Elamll, chúng tôi có sẵn các sản phẩm led chính hãng chất lượng cao cho bạn lựa chọn.

» Nguồn: Đèn Philips

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Zalo (8h-24h)
090 176 1191 (8h-24h)