Tiêu chuẩn quốc tế là gì? Các tiêu chuẩn quốc tế và thỏa thuận thương mại

Trong thời đại kinh tế hiện nay để đánh giá một sản phẩm trên thị trường chúng ta phải có những tiêu chuẩn nhất định.Vậy như thế nào là bộ tiêu chuẩn quốc tế và có những tiểu chuẩn quốc tế như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vẫn đề này.

Phụ lục bài viết

Định nghĩa bộ tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố. Với khả năng của tổ chức này có thể thiết lập các tiêu chuẩn chung, nó sẽ trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia vì thế sẽ làm cho nó có nhiều sức mạnh hơn với sự liên kết chặt chẽ giữa các chính phủ. Những người tham dự bao gồm một tổ chức tiêu chuẩn từ mỗi quốc gia thành viên và các tập đoàn lớn. Quá trình xây dựng được đảm bảo nguyên tắc đồng thuận, phù hợp với nguyên tắc của hoạt động tiêu chuẩn quốc tế.

Giới thiệu sơ bộ một số tiêu chuẩn quốc tế như ISO. ITU, ICE

  • Tiêu chuẩn quốc tế ISO:

Mọi tổ chức doanh nghiệp đều mong muốn tăng trưởng phát triển liên tục, đạt lợi nhuận cao để bắt kịp nền kinh tế.Vì vậy tiêu chuẩn ISO chắc chắn là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ tốt nhất mà mọi doanh nghiệp, tổ chức nên tìm đến để áp dụng.

International Organization for Standardization (được viết tắt là ISO) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế độc lập, phi chính phủ được đặt tại Geneva – Thụy Sĩ. Tổng số có 164 cơ quan thành viên tiêu chuẩn quốc gia trên toàn thế giới. Thông qua các thành viên tại các quốc gia của mình, ISO giúp cho các chuyên gia có thể chia sẻ kiến ​​thức và phát triển của tổ chức trên cơ sở năng suất – chất lượng – hiệu quả, các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, dựa trên thị trường, tự nguyện, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức hội nhập toàn cầu.

Xét về tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO tổ chức phải thể hiện được chức năng nghiên cứu, xây dựng và công bố các tiêu chuẩn ISO quốc tế nhằm mục đích làm cho mọi thứ thực hiện theo đúng chuẩn mực thỏa mãn khách hàng, hoạt động phát triển bao gồm cung cấp thông số kỹ thuật chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi và giá trị gia tăng cho thương mại Quốc tế mở rộng được thị trường và giúp cho các tổ chức áp dụng đạt được niềm tin từ đối tác nâng cao sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và người tiêu dùng hoặc điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp có 1 số tiêu chuẩn ISO như sau:

ISO 9001: 2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 14001: 2015 – Hệ thống quản lý môi trường
ISO 45001: 2018 – Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
ISO 22000: 2018 – Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm
ISO 13485: 2016 – Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dụng cụ Y tế
ISO/ IEC 17025: 2017 – Yêu cầu chung năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
ISO 27001: 2013- Hệ thống quản lý An ninh thông tin
ISO 31000: 2018 – Tiêu chuẩn quản lý rủi ro các quá trình hoạt động của tổ chức
ISO 50001: 2018 – Hệ thống quản lý năng lượng

  • Tiêu chuẩn quốc tế ITU:

Mọi thời đại trong cuộc sống cung cấp thông tin một cách nhanh nhất là điều rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Chính vì vậy Liên minh Viễn thông Quốc tế – International Telecommunication Union ( viết tắt là ITU) được ra đời. Các hoạt động chính của ITU tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện tín.

ITU được hoạt động chính ở ba khu vực bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông:

– ITU-R(Radiocommunication Sector): Quản lý toàn cầu nguồn tài nguyên tần số vô tuyến và quỹ đạo vệ tinh.

– ITU-T(Telecommunication Standardization Sector): xây dựng, xuất bản, phổ biến và giám sát Khuyến nghị tiêu chuẩn hóa cho các hoạt động viễn thông trên cấp độ toàn cầu.

– ITU-D (Development Sector): nỗ lực để nhân rộng quyền tiếp cận viễn thông công bằng và hợp lý như một cách để kích thích phát triển kinh tế xã hội rộng hơn.

Trong ba khu vực trên thì ITU-T được đánh giá là khu vực chính có vai trò tương tự như ISO và IEC. ITU-T được ban hành dưới hình thức in ấn và điện tử, được phân loại để lập kế hoạch và quản lý môi trường, hệ thống, thiết bị, mạng lưới và dịch vị truyền thông được xuất bản khi cần thiết.

  • Tiêu chuẩn quốc tế ICE:

Tạo được mạng lưới với hàng triệu thiết bị điện, sử dụng hoặc sản xuất điện là điều vô cùng cần thiết, bởi lẽ đó Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế – International Electrotechnical Commission (viết tắt là IEC) được thành lập. IEC là tổ chức hang đầu thế giới chịu trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công nghệ điện,tiêu chuẩn hóa , điện tử và các công nghệ liên quan, được hiểu chung là “ Kỹ thuật điện”. Hoạt động chính của IEC là xây dựng, báo cáo các kỹ thuật, và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế IEC.

Các tiêu chuẩn IEC hiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, được các quốc gia chấp nhận thành tiêu chuẩn chính mang tính quốc gia, được dùng khi soạn thảo các hồ sơ dự thầu và hợp đồng thương mại.

Ý nghĩa của các tiêu chuẩn quốc tế trong thỏa thuận thương mại

Muốn hiểu được ý nghĩa của các tiêu chuẩn quốc tế trong thỏa thuận thương mại là gì trước tiên ta phải hiểu Thỏa thuận thương mại là thế nào? Các thỏa thuận thương mại đặt ra các quy tắc bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia hoặc giữa các bên, là việc trao đổi hang hóa và dịch vụ giữa các nước tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá để tạo ra các lợi ích cho các bên.

  • Ý nghĩa của các tiêu chuẩn quốc tế trong thỏa thuận thương mại

– Có khả năng tương thích để mở rộng sang các quốc gia khác không tham gia vào một thỏa thuận song phương hoặc đa phương.

– Nhằm đảm bảo các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn về kỹ thuật và thủ tục đánh giá phù hợp mà chính phủ có thể sử dụng để mô tả đặc tính của sản phẩm đang được thương mại.

– Giúp ích cho các nước liên kết tham gia vào quá trình hài hòa các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa.

– Khuyến khích các quốc gia chấp nhận kết quả kiểm định sự thích hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu.

» Nguồn: PhilipsLed

IOT là gì? Ý nghĩa của IOT trong cuộc cách mạng 4.0

Nhãn năng lượng là gì? Những thiết bị nào cần phải có nhãn năng lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Zalo (8h-24h)
090 176 1191 (8h-24h)